Nền tảng Baccarat trực tiếp

Red and Yellow Opening Announcement Facebook Ad
Hinh-2

Tọa đàm với chủ đề “Implementation Strategies for Carbon Pricing in Developing countries”

Chiều ngày 18/08/2022, Khoa Tài chính công, Trường đại học Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Implementation Strategies for Carbon Pricing in Developing countries” và hân hạnh đón tiếp PGS.TS Izlawanie Muhammad đến từ Trường Đại học Sains Islam University Malaysia. Buổi tọa đàm là cơ hội để trao đổi và chia sẻ kiến thức về các giải pháp liên quan đến định giá phát thải Carbon hướng đến  phát triển bền vững tại các quốc gia Đông Nam Á, và trao đổi  kinh nghiệm giảng dạy thực tế ở chuyên ngành thuế.Trong bối cảnh thế giới ngày càng có những nhận thức sâu sắc về tác hại của biến đổi khí hậu, buổi tọa đàm nhận được sự quan tâm lớn không chỉ từ các học giả mà còn từ các doanh nghiệp .

Hội thảo được tổ chức tại phòng B1.1001 thu hút đông đảo nhà nghiên cứu, giảng viên, ngoài ra các học viên cao học, NCS tích cực tham gia online, buổi Tọa đàm “Implementation Strategies for Carbon Pricing in Developing countries” được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến (Hybrid). Cụ thể, buổi tọa đàm tập trung trực tiếp vào hai chủ đề chính: Một là thảo luận về vấn đề định giá phát thải Carbon cũng như khả năng ứng dụng Thuế Carbon và Hệ thống thương mại quyền phát thải (Emission Trading System – ETS) ở những quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á; Hai là chia sẻ tổng quan về hệ thống thuế Malaysia và phương pháp giảng dạy môn Thuế ở Malaysia và Việt Nam.

Mở đầu buổi tọa đàm, TS. Đinh Công Khải đã phát biểu về những nét chính của chủ đề định giá phát thải Carbon và khơi gợi những vấn đề cần trao đổi với khách mời. Với những kinh nghiệm quý báu, diễn giả Izlawanie Muhammad đã chia sẻ những thông tin rất bổ ích về vấn đề định giá phát thải Carbon. Đây là các giải pháp khả thi và đang có những đóng góp rõ rệt đế việc giảm lượng khí nhà kính ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để đưa các giải pháp này vào thực tế ở các quốc gia Đông Nam Á, các chính sách liên quan cần được xem xét cẩn trọng. Diễn giả nhận định, tuy việc ứng dụng các giải  pháp này vẫn còn nhiều thách thức, việc ban hành chính sách và thực thi hiệu quả không chỉ bảo vệ môi trường mà còn  tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia.

Bầu không khí của buổi tọa đàm sôi nổi hơn khi các đại biểu tham dự cùng nhau trao đổi và thảo luận về tính khả thi cũng như những tác động của các giải pháp này đến môi trường và  kinh tế – xã hội ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đồng ý với PGS.TS Izlawanie Muhammad về những lợi ích mà các giải pháp định giá phát thải carbon mang lại, TS. Phạm Thái Bình và TS. Nguyễn Phúc Cảnh thảo luận sâu sắc về những tác động của thuế Carbon và Hệ thống thương mại quyền phát thải đến sự thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng. Nếu chính sách và cách thức thực thi hiệu quả, các giải pháp này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng hành động bảo vệ môi trường hơn. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Phúc Cảnh băn khoăn về gánh nặng thuế Carbon mà doanh nghiệp chuyển qua cho người tiêu dùng thông qua giá bán. Điều này sẽ tăng giá hàng hóa tiêu dùng, vốn đang rất “ nhạy cảm” do bất ổn chính trị thế giới hiện nay. Trong khi đó, TS. Trần Trung Kiên đặt câu hỏi về khả năng ứng dụng thuế Carbon (đo lường lượng phát thải và quản lý thuế Carbon hiệu quả) tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc đo lường phát thải Carbon cần có những thiết bị chuyên dụng. Điều này tạo ra gánh nặng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngược lại, việc đo lường phát thải không chính sách hoặc không minh bạch sẽ gây ra nhiều tranh cãi và tạo khoảng trống cho những tiêu cực xảy ra. PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng quan tâm đến sự khác biệt về việc áp dụng thuế Carbon ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng nhận định, việc thực thi chính sách về môi trường hiệu quả rất cần năng lực quản lý hành chính tốt từ chính quyền địa phương. Vì vậy, việc tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ công chức liên quan là vấn đề cần lưu tâm khi thực thi các chính sách này.

Về phần thảo luận thứ hai, PGS.TS Izlawanie Muhammad chia sẻ tổng quan về hệ thống thuế Malaysia và phương pháp giảng dạy môn Thuế ở Malaysia. TS. Trần Trung Kiên giới thiệu về Hệ thống thuế Việt Nam và thực tế giảng dạy môn thuế ở Việt Nam . Qua trao đổi, nhiều vấn đề trong việc giảng dạy môn thuế ở hai quốc gia được thảo luận. Đáng chú ý, PGS.TS Izlawanie Muhammad chia sẻ về “Zakat” (Taxation and Zakat planning) rất đặc thù trong văn hóa Hồi Giáo. PGS.TS Diệp Gia Luật kết luận và mong đợi rằng mối quan hệ giữa hai bên không chỉ dừng lại ở buổi tọa đàm mà còn tiến đến các hợp tác về trao đổi sinh viên, giảng viên với mục đích là mang lại giá trị tốt nhất cho người học.

Tọa đàm “Implementation Strategies for Carbon Pricing in Developing countries” diễn ra thành công tốt đẹp, hứa hẹn những bước phát triển đột phá trong những nghiên cứu để hình thành và ứng dụng các phương pháp định giá Carbon ở Việt Nam cũng như mở ra cơ hội hợp tác giữa hai bên.